Chương trình thiên văn Cơ quan vũ trụ Nhật Bản

Phi vụ thiên văn đầu tiên của Nhật là vệ tinh tia X mang tên Hakucho (Corsa-B), được phóng năm 1979. Sau đó ISAS chuyển sang quan sát mặt trời, thiên văn vô tuyến thông qua VLBI trong không gian và thiên văn giao thoa. Hiện tại: Suzaku, Akari, Hinode. Đang phát triển: ASTRO-G

Thiên văn tia hồng ngoại

Phi vụ thiên văn hồng ngoại đầu tiên của Nhật là kính viễn vọng dài 15 cm IRTS là một phần của vệ tinh đa năng SFU vào năm 1995. Trong suốt 1 tháng trên quỹ đạo IRTS đã quét qua 7% bầu trời trước khi SFU bị đưa xuống mặt đất bởi tàu con thoi. Trong những năm 1990 JAXA cũng ủng hộ các trạm mặt đất cho chương trình Đài thiên văn hồng ngoại (Infrared Space Observatory - ISO) của ESA.

Bước kế tiếp của JAXA là vệ tinh Akari, với tên gọi trước khi phóng là ASTRO-F. Vệ tinh này được phóng vào 21 tháng 2 năm 2006. Nhiệm vụ của nó là quan sát thiên văn bằng một kính viễn vọng 68 cm sử dụng tia hồng ngoại. Đây là lần đầu tiên toàn bộ bầu trời được quan sát kể từ phi vụ IRAS vào năm 1983.(Một vệ tinh nhỏ nặng 3.6 kg có tên CUTE-1.7 cũng được thả ra từ cùng một tên lửa phóng.) Lưu trữ 2006-10-28 tại Wayback Machine

JAXA cũng đang nghiên cứu và phát triển thêm để tăng cường tính năng của các thiết bị làm lạnh cơ học cho các chuyến phóng vệ tinh hồng ngoại trong tương lai SPICA. Điều này sẽ cho phép họ phóng lên mà không cần helium lỏng. SPICA có cùng kích thước với Trạm quan sát không gian Herschel của ESA, nhưng được dự tính với nhiệt độ khoảng 4.5 K lạnh hơn. Vụ phóng này dự tính vào năm 2015, tuy nhiên phi vụ chưa được cấp ngân sách hoàn toàn. ESANASA có thể đóng góp mỗi nơi một thiết bị quan sát.e.html[liên kết hỏng]

Thiên văn tia X

Từ năm 1979 Nhật đã bỏ gần 20 năm liên tục quan sát thiên văn dùng kính viễn vọng tia X đặt trên các vệ tinh Hakucho, Tenma, Ginga và Asca. Tuy nhiên vào năm 2000 việc phóng vệ tinh quan sát dùng tia X Astro-E đã thất bại.

Vào 10 tháng 7năm 2005, JAXA cuối cùng đã phóng được một vệ tinh mang kính viễn vọng tia X với phi vụ mang tên ASTRO-E II (Suzaku). Có 3 thiết bị trên vệ tinh này: một quang phổ tia X (XRS), một máy chụp quang phổ tia X (XIS), và một máy phát hiện tia X cứng (HXD).

Chi tiết thêm có ở ASTRO-E II (Suzaku).

Thiên văn mặt trời

Thiên văn mặt trời của Nhật bắt đầu từ những năm 1980 với phi vụ ASTRO-A. Vệ tinh Hinode (Solar-B), theo sau vệ tinh hợp tác giữa Nhật/US/UK Yohkoh (Solar-A), được phóng vào 23 tháng 9 năm 2006.[liên kết hỏng]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cơ quan vũ trụ Nhật Bản http://www.defensenews.com/article/20120622/DEFREG... http://www.upi.com/Top_News/World-News/2015/11/25/... http://nssdc.gsfc.nasa.gov/database/MasterCatalog?... http://solar-b.msfc.nasa.gov/ http://solarb.nao.ac.jp/index_e.shtml http://search.japantimes.co.jp/cgi-bin/nn20090630i... http://www.japantimes.co.jp/news/2017/01/15/nation... http://www.jaxa.jp/ http://www.jaxa.jp/about/finance/pdf/finance_25-04... http://www.jaxa.jp/about/law/law_e.pdf